"Lột xác" giao thông Hà Nội: 9 tuyến metro và cấm xe máy, ô tô nội đô

13:06 16/04/2024
Để loại bỏ xe máy, ô tô trong nội đô Hà Nội, các chuyên gia nhận định giải pháp quan trọng là tăng hiệu quả vận tải hành khách công cộng, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ làm 9 tuyến metro

Ngày 11/4 vừa qua, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TP Hà Nội phối hợp với Hội Cầu đường, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tổ chức hội thảo "Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh, nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện cá nhân".

Mục tiêu của hội thảo là tìm giải pháp loại bỏ xe máy và giảm phương tiện giao thông cá nhân khác trong nội đô và trả lời câu hỏi khi nào giao thông công cộng đáp ứng mọi yêu cầu đi lại của người dân.

Một trong những giải pháp được đưa ra là lựa chọn tuyến và phân kỳ đầu tư hợp lý, khoa học, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 9 tuyến đường sắt đô thị (metro) đã được Hà Nội quy hoạch. 

 Bài toán đặt ra là phân kỳ đầu tư thế nào để đảm bảo được mục tiêu. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhắc lại Kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2035, Hà Nội sẽ hoàn thành 400km đường sắt và TPHCM hoàn thành hơn 200km.

Theo ông Sơn, mục tiêu này đặt ra cho Hà Nội bài toán "không đơn giản", cần tạo ra đột phá, hoàn thiện chính sách pháp luật mới có thể làm được. 

Khẳng định Hà Nội sẽ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) trong đó ưu tiên cho đường sắt đô thị, ông Sơn cho biết loại hình giao thông này có nhiều ưu điểm như: giảm ùn tắc, vận tải khối lượng lớn, tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm không khí và tốc độ di chuyển nhanh giúp tiết kiệm thời gian… 

Đây là vấn đề mới ở Việt Nam, nên cần sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia, lan tỏa ý tưởng truyền thông chính sách để người dân, các cấp lãnh đạo, đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp hiểu và chia sẻ. "Do đó tại hội thảo này, TP Hà Nội mong muốn tập trung thảo luận về đường sắt đô thị, về những giải pháp để hai năm tới sẽ đạt mục tiêu hoàn thành 100km", Phó Chủ tịch Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.

Đề xuất nghiên cứu thẻ liên thông cho tất cả tuyến metro

Khẳng định TOD có thể củng cố nền kinh tế địa phương, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết đây là lý do các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM bắt đầu xây dựng các tuyến đường sắt đô thị.

Thực tế cho thấy, với thời gian và chi phí đi lại giảm, mọi người có thể dành thời gian và tiền bạc tại các nhà hàng, cửa hàng, bảo tàng trong khu vực. Đây cũng là cơ hội tốt để các thành phố cải tạo cảnh quan, tái cấu trúc đô thị dọc theo hành lang của các tuyến giao thông công cộng khối lượng lớn.

Để đường sắt đô thị giữ vị trí ngày càng quan trọng, ngoài các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư và giá vé ưu đãi cho hành khách, cần sự đồng bộ về hạ tầng.

Việc này bao gồm mở rộng mạng lưới đường sắt đô thị, sự hỗ trợ của xe buýt, taxi và các loại hình vận tải hành khách công cộng khác, bảo đảm đi lại thuận tiện cho người dân.

Cách nào đủ tiền để mở rộng đường Láng?

Toà căn hộ dịch vụ Trường Chinh 77m2 x 7 tầng xây mới thang máy - 30 phòng khép kín

245,45 Triệu/m²
77 m²
P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Nhà mặt tiền đường Hoàng Tam Kỳ, Long Bình Biên Hòa

46,13 Triệu/m²
142 m²
Đ. Hoàng Tam Kỳ, P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, T. Đồng Nai

Chính chủ bán đất diện tích sử dụng hơn 130m2 tặng nhà tại Gia Lâm, Hà Nội

77,5 Triệu/m²
80 m²
Đ. Nguyễn Bình, X. Dương Xá, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội

BÁN NHÀ SÀI ĐỒNG, LONG BIÊN 112M2, 5 TẦNG, MẶT TIỀN 5M, GARA, THANG MÁY, Ô TÔ TRÁNH, 2 THOÁNG

133,93 Triệu/m²
112 m²
Đ. Vũ Xuân Thiều, P. Sài Đồng, Q. Long Biên, Tp. Hà Nội

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Diễn đàn Đô thị trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi diendandothi.kinhtedothi.vn
X