Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Đó là ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý đã đưa ra nhiều ý kiến tại các diễn đàn trong nhiều năm qua. Mới đây Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Tham vấn hoàn thiện Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)” cũng nhận được sự đồng tình.

Chưa định lượng rõ
Theo Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế của VCCI Đậu Anh Tuấn, đây là cơ hội để các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế cung cấp thông tin cụ thể, đa chiều và cùng phân tích tới các nhà hoạch định chính sách, cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan để từ đó góp phần xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý nhà nước, để các giải pháp, hỗ trợ của Chính phủ, bộ ngành tới các doanh nghiệp, người dân đi vào thực chất đồng thời tối ưu các giải pháp giúp thúc đẩy các động lực tăng trưởng từ các thể chế, trong đó có chính sách thuế TTĐB.
Dự thảo thuế TTĐB dự kiến bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam (“TCVN”) với với hàm lượng đường trên 5mg/l vào đối tượng chịu thuế TTĐB với thuế suất 10%.

Quốc hội và Chính phủ quyết tâm với mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt trên 8% và hai con số trong giai đoạn tiếp theo 2026 - 2030. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã giao các mục tiêu rất cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực, địa phương, trước mắt, cho năm 2025.
TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phân tích các khía cạnh về mục tiêu của sắc thuế TTĐB, đặc biệt là mục tiêu điều chỉnh hành vi người tiêu dùng và sức khỏe. Ông nhận định đối với mặt hàng bia rượu, thuốc lá, áp thuế không giảm được tiêu dùng vì người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các sản phẩm bất hợp pháp. Trong khi, Nghị định 100/168 đã làm giảm tiêu dùng mặt hàng này. Như vậy, cần xem xét các biện pháp khác chứ không phải chỉ tăng thuế. Theo tôi đây là lập luận rất hợp lý. Trước khi đề xuất thuế, cần nghiên cứu thật sâu sắc hơn trên các yêu tố về tính cân bằng, tác động ngân sách, tiêu dùng, lao động... Cần cân nhắc thêm về hiệu lực, hiệu quả và công bằng của sắc thuế. Ông gợi mở, ban soạn thảo có thể đưa ra nhiều phương án tăng thuế. Kiến nghị của các doanh nghiệp, hiệp hội về “giãn thuế” là rất hợp lý.
Nên hài hoà lợi ích
TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV chỉ ra, việc áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường sẽ gây ra tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp trong ngành, cũng như trong chuỗi cung ứng. Đặc biệt, trong bối cảnh Quốc hội và Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng cao, bền vững là chưa phù hợp.

Ông kiến nghị Dự thảo thuế TTĐB cần hài hòa lợi ích, trách nhiệm và tính khả thi đối với Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, người nông dân trồng, chế biến nguyên liệu sản xuất, khả năng đảm bảo việc làm cho người lao động…; cần có đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện, có cơ sở khoa học và sát thực tiễn; không nên “tận thu” mà nên nuôi dưỡng nguồn thu; phối hợp, đồng bộ và nhất quán nhiều chính sách mới đạt được mục tiêu tăng trưởng cao, bền vững và mục tiêu chính sách thuế đề ra.
Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) Nguyễn Thị Cúc chia sẻ quan điểm là nhất trí chủ trương của Luật thuế TTĐB nhằm đảm bảo đúng 3 mục tiêu là thu NSNN, sức khỏe cộng đồng và “sức khỏe” doanh nghiệp. Bà thẳng thắn đối với nước giải khát đã từng được bổ sung vào đối tượng chịu thuế nhưng sau đó không được thông qua. Bây giờ nếu có bổ sung trở lại thì cần phải làm rõ các cơ sở và đánh giá kỹ lưỡng để đảm đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, công ăn việc làm của người lao động, ổn định thị trường.
PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng chia sẻ ngành đồ uống là một ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn từ các công ty đa quốc gia của các nước phát triển khu vực châu Âu, châu Mỹ bằng các cam kết đầu tư đem theo công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại, đóng góp vào sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng các phương pháp quản lý sản xuất, kinh doanh tiên tiến để sản xuất các mặt hàng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đề xuất tăng thuế TTĐB như hiện nay có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

“Một trong những mục tiêu cụ thể để giúp tăng trưởng kinh tế là đẩy mạnh tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước (thông qua chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, trong đó có ngành chế biến chế tạo và tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ). Trong khi đó, một trong những mục tiêu của thuế TTĐB là giảm tiêu dùng trong bối cảnh ngành vừa mới có dấu hiệu hồi phục sẽ gây cản trở, mất đi động lực “đẩy mạnh tiêu dùng” để đạt của mục tiêu tăng trưởng” – vị lãnh đạo VBA quan ngại.
Đối với mục tiêu ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Doanh nghiệp và Pháp chế Tập đoàn Tân Hiệp Phát Nguyễn Duy Hưng cho biết, hiện nay trẻ em vùng cao đang thiếu thốn và không có cơ hội thưởng thức các sản phẩm nước giải khát. Những người có điều kiện để sử dụng nước giải khát có đường có thể tự điều chỉnh hành vi tiêu dùng nên việc đánh thuế TTĐB để điều chỉnh hành vi là không cần thiết. Việc đánh thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường sẽ làm tăng giá bán. Những người không có nguy cơ thừa cân béo phì như trẻ em vùng cao, người nghèo lại phải trả một loại thuế để ngăn ngừa bệnh mà mình không có nguy cơ mắc. Do vậy, việc đánh thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường chưa đạt được mục tiêu đề ra.
“Cần cân nhắc việc áp thuế sẽ ảnh hưởng tính hiệu quả của chính sách. Ảnh hưởng đến chuỗi lợi ích, hiện DN đang xuất khẩu đi 20 thị trường. Đang nỗ lực cạnh tranh, nếu áp thuế. Ông cho biết hiện nay ngành hàng chưa có có cơ hội được đối thoại, cung cấp thông tin bằng chứng cho ban soạn thảo. Doanh nghiệp không không đề xuất lộ trình áp thuế thế nào mà quan tâm đến các căn cứ áp thuế chưa được làm rõ” – vị này chỉ rõ.
Đại diện Tiểu ban Nước giải khát và các doanh nghiệp đầu tư Mỹ tại Việt Nam Nguyễn Thị Minh Tâm đề xuất phải có các đánh giá tác động toàn diện, kỹ lưỡng. Nên bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB vào thời điểm này để không tạo thêm các gánh nặng, cú sốc đối với doanh nghiệp và thị trường.
Ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch Sunshine Group quay lại Công ty xây dựng SCG
Robot và và trí tuệ nhân tạo AI: cuộc cách mạng trong sản xuất thông minh
VIETNAM EXPO 2025 sẽ quy tụ khoảng 500 doanh nghiệp
Xây dựng môi trường mua sắm trực tuyến an toàn, minh bạch
Năng lượng xanh và sạch kiến tạo kỷ nguyên kinh tế mới
Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm Petrolimex nhận thù lao 2,73 tỷ đồng