Cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ không tính chỉ tiêu tín dụng
Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-03-2023, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 05/04/2024, Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 05/06/2024, Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/06/2024, công điện số 130/CĐ-TTg ngày 10/12/2024 về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội, Công văn 5412/VPCP-KTTH ngày 31/12/2024, Công văn số 84/VPCP-KTTH ngày 03/01/2025 của Văn phòng Chính phủ.
Trên cơ sở ý kiến của Bộ Xây dựng tại Báo cáo số 322/BC-BXD và đề xuất của một số ngân hàng thương mại (NHTM) về việc bổ sung hạn mức tín dụng cho các NHTM tham gia Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ (nhà ở xã hội) hoặc loại trừ dư nợ cho vay nhà ở xã hội khi tính hạn mức tăng trưởng tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có công văn gửi tới 9 ngân hàng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; NHTMCP Ngoại thương Việt Nam; NHTMCP Công thương Việt Nam; NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam; NHTMCP Tiên phong; NHTMCP Kỹ thương; NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng; NHTMCP Quân đội; NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh).
Các ngân hàng thương mại không phải tính dư nợ cho vay đối tượng thuộc chương trình này vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm do NHNN thông báo. Tổng số tiền tham gia chương trình hiện nay là 145.000 tỷ đồng, được thực hiện tối đa đến năm 2030 và không vượt quá hạn mức mà từng ngân hàng đã đăng ký. Nếu ngân hàng nào không có nhu cầu thực hiện chính sách, cần gửi văn bản báo cáo NHNN trước ngày 15/01/2025 để theo dõi và tổng hợp.

Định kỳ hàng tháng, các ngân hàng thương mại phải báo cáo tình hình cho vay đối với khách hàng thuộc chương trình này theo Công văn số 2308/NHNN-TD ngày 1/4/2023. NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thực hiện nghiêm túc các cam kết tham gia Chương trình về lãi suất ưu đãi, thời gian cho vay phù hợp với đối tượng và mục đích vay vốn; quan tâm, phối hợp với các Dự án xây dựng đủ điều kiện cho vay để giải ngân kịp thời khi chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn; tạo điều kiện thuận lợi cho người mua nhà ở xã hội tiếp cận vốn vay.
Trường hợp NHTM nào không có nhu cầu thực hiện chính sách này thì có văn bản gửi NHNN (qua Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) trước ngày 15/1/2025 để theo dõi, tổng hợp.
Thời gian qua, Chính phủ hết sức quan tâm vấn đề nhà ở cho công nhân, người lao động với nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, đề nghị các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong đảm bảo an sinh xã hội và là vấn đề mà người dân rất quan tâm.
Hiện nay, cả nước có 644 dự án nhà ở xã hội với quy mô hơn 580.000 căn hộ đang được triển khai. Tính đến thời điểm hiện tại, các dự án này đã hoàn thành 57.000 căn hộ và dự kiến sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ trong những năm tới.
Giai đoạn 2021-2025 nhu cầu nhà ở xã hội là 1,24 triệu căn và kế hoạch Bộ Xây dựng đề ra là 428.000 căn. Mặc dù chính phủ, địa phương và cả doanh nghiệp đã tích cực triển khai nhưng kết quả chưa như mong đợi. Năm 2024 cả nước chưa đạt mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao là hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội.
Đề nghị tạm dừng trình Đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Hà Nội: không chặt hạ cây xanh quanh khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ
Lan tỏa hiệu quả chỉnh trang đô thị để xây dựng Hà Nội văn minh
Xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, xanh, sạch, đáng sống
Hà Nội: ưu tiên phân luồng “làn xanh”, rút ngắn thời gian xử lý cho 10 dự án trọng điểm
Đảng bộ thành phố Hà Nội - 95 năm ánh sáng soi đường