Cửa hiệu bút lông thủ công cuối cùng ở phố cổ Hà Nội

15:16 31/10/2024
Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung - cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ.

Cửa hiệu Bút lông Kim Dung nằm ở số 49 phố Thuốc Bắc, ngay ngã ba Thuốc Bắc - Hàng Bút.

Cửa hiệu Bút lông Kim Dung.

Phố Hàng Bút dài chưa đến 70m, nối 2 phố Thuốc Bắc và Bát Sứ. Cái tên Hàng Bút vốn thuộc về con phố giáp phố Hàng Mụn, nay là đoạn phía Nam phố Thuốc Bắc. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, đây từng là nơi tập trung nhiều nghệ nhân làm bút.

Phố hàng Bút ngày nay dài chưa đến 70m.

Người Pháp trước đây gọi phố Hàng Bút (Thuốc Bắc) là “rue Cambanère”, phố hàng Mụn là “rue des Chiffons”. Năm 1945, Cambanère đổi tên thành phố Hàng Bút còn phố Chiffons là ngõ Hàng Bút. Từ 1949, phố Hàng Bút (cũ) trở thành một phần của phố Thuốc Bắc, còn ngõ Hàng Bút trở thành phố Hàng Bút.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề làm bút thủ công trên con phố Hàng Bút đã mai một. Hiện chỉ còn duy nhất hiệu Bút lông Kim Dung giữ nghề truyền thống này.
“Tôi là Kim Dung, là đời thứ 3 trong gia đình làm nghề bút lông. Trước kia, khi danh họa Bùi Xuân Phái ở tại số 87 Thuốc Bắc, cha tôi từng bán bút vẽ cho ông” - ông chủ cửa hiệu chia sẻ.

Ông Quảng, chủ nhân cửa hiệu, là người kế thừa và duy trì nghề làm bút lông qua 3 đời.

Ông Kim Dung trước đây là viên chức Nhà nước. Giờ đây, khi đã bước sang tuổi 73, dù có mức lương hưu ổn định, nhưng ông vẫn gắn bó và duy trì nghề của gia đình. Ông quan niệm, làm bút lông vừa để giữ nghề ông cha truyền lại, vừa có thú vui tuổi già và tăng thu nhập.
Tuy nhiên, các con của ông không ai theo nghề và đều đã ổn định sự nghiệp. Theo ông, nghề làm bút lông thủ công đã mai một, ngày càng ít người tìm mua bút lông truyền thống, thu nhập thấp.
Bàn làm việc xưa cũ cùng những dụng cụ chế tác bút.
“Xưa kia, phố Hàng Bút có nghề làm các loại bút lông để viết, vẽ. Khi đó người Việt vẫn dùng chữ Nôm, chữ Hán nên nghề làm bút lông được ưa chuộng. Sau này người Việt chuyển sang sử dụng chữ Quốc ngữ, đặc biệt là với sự xuất hiện của bút bi, các gia đình ở đây dần bỏ nghề. Khoảng mấy chục năm trở lại đây, trên phố chỉ còn duy nhất gia đình tôi là vẫn bám trụ với nghề làm bút lông thủ công” - ông Kim Dung tâm sự.

Những chiếc bút lông được làm thủ công của cửa hiệu Kim Dung.

Dù đã học và biết nghề từ khi còn trẻ nhưng ông Kim Dung mới hoàn toàn chú tâm theo nghề của gia đình sau khi về hưu, đến nay là 13 năm.
Hiệu bút lông thủ công Kim Dung hiện chỉ nhận những đơn hàng từ các xưởng, làng nghề hoặc nhà máy đặt theo mẫu có sẵn, để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Ông Kim Dung chia sẻ, hiện nay để dạy và truyền lại nghề bút lông này không khó, nhưng để có người tiếp nối và phát triển lại vô cùng khó khăn.

Chiếc máy quét lông của cửa hiệu Kim Dung.

“Các xưởng, làng nghề hay đặt hàng của tôi là làng sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) và làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm). Ở đây họ cần sử dụng bút lông để vẽ, trang trí lên sản phẩm. Khách hàng mua lẻ hầu như không có” - ông Dung cho biết thêm.
Bút lông của cửa hiệu Kim Dung có 2 loại, làm từ lông thỏ hoặc lông sơn dương. Riêng đối với lông sơn dương phải nhập khẩu từ Trung Quốc, vì phải là sơn dương nuôi ở xứ lạnh mới có lông đẹp, dày, giá thành tương đối cao vì không có sẵn ở Việt Nam. Cán bút lông được làm từ gỗ xoan. Nguyên vật liệu làm nghề đắt, lời lãi không đáng kể mà thời gian, công sức đầu tư lại nhiều.

Ông Kim Dung trăn trở về những khó khăn của nghề làm bút lông.

Bà Tạ Thị Lan, thợ sơn mài làng Hạ Thái, khách hàng quen thuộc của cửa hiệu bút lông Kim Dung cho biết, bà thường xuyên đặt hàng bút lông tại đây để làm nghề. 

“Bút của cửa hiệu Kim Dung lông rất mềm, đảm bảo để vẽ và tô màu lên các sản phẩm bát, đĩa sứ hay bình hoa mà không làm xước sản phẩm. Trong làng cũng có một số gia đình khác mua bút của ông Dung để làm nghề” - bà Lan nói thêm.

Mấy chục năm trôi qua, cửa tiệm nhỏ với tấm biển giản dị vẫn là địa chỉ uy tín được khách hàng tìm đến mỗi khi cần những chiếc bút lông thủ công. Cửa hiệu Kim Dung trở thành một trong những cửa hiệu gia truyền giữa 36 phố xưa của Hà Nội kiên trì giữ nghề ông cha để lại.

Bánh trôi tàu - món ăn không thể khước từ ngày cuối thu

Toà căn hộ dịch vụ Trường Chinh 77m2 x 7 tầng xây mới thang máy - 30 phòng khép kín

245,45 Triệu/m²
77 m²
P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Nhà mặt tiền đường Hoàng Tam Kỳ, Long Bình Biên Hòa

46,13 Triệu/m²
142 m²
Đ. Hoàng Tam Kỳ, P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, T. Đồng Nai

Chính chủ bán đất diện tích sử dụng hơn 130m2 tặng nhà tại Gia Lâm, Hà Nội

77,5 Triệu/m²
80 m²
Đ. Nguyễn Bình, X. Dương Xá, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội

BÁN NHÀ SÀI ĐỒNG, LONG BIÊN 112M2, 5 TẦNG, MẶT TIỀN 5M, GARA, THANG MÁY, Ô TÔ TRÁNH, 2 THOÁNG

133,93 Triệu/m²
112 m²
Đ. Vũ Xuân Thiều, P. Sài Đồng, Q. Long Biên, Tp. Hà Nội

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Diễn đàn Đô thị trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi diendandothi.kinhtedothi.vn
X