Định hướng sắp xếp sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện
Theo định hướng, việc sắp xếp và tinh gọn tổ chức các cơ quan chuyên môn cần tương đồng với cơ cấu bộ máy của Chính phủ. Điều này nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và liên thông trong quản lý nhà nước từ Trung ương đến các địa phương. Đồng thời, quá trình sắp xếp phải gắn với việc giảm đầu mối, cắt giảm biên chế, tái cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Đội ngũ này cần được tổ chức với số lượng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Ban Chỉ đạo nhấn mạnh cần quán triệt chủ trương và định hướng của Trung ương về tinh gọn bộ máy, đồng thời cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Công tác tuyên truyền phải được đẩy mạnh nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, từ đó đảm bảo quá trình sắp xếp diễn ra suôn sẻ. Đặc biệt, cần chú trọng công tác chính trị tư tưởng và kịp thời giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chịu ảnh hưởng trong quá trình này.
Để quá trình sắp xếp diễn ra hiệu quả, các địa phương phải xây dựng phương án cụ thể, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết trước khi triển khai. Việc sắp xếp không được làm gián đoạn hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và phải đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc, đặc biệt là các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Người đứng đầu Tỉnh ủy, Thành ủy và UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp về kế hoạch và kết quả thực hiện việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn tại địa phương mình.
Về các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo đề xuất duy trì ba sở cơ bản gồm: Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao đối với các địa phương có Sở Du lịch); Thanh tra tỉnh;Văn phòng UBND cấp tỉnh.
Đồng thời, một số sở được đề xuất hợp nhất nhằm tinh gọn bộ máy.
Cụ thể, hợp nhất Sở Kế hoạch và đầu tư với Sở Tài chính, dự kiến thành Sở Kinh tế - Tài chính, tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của hai sở.
Hợp nhất Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng, dự kiến thành Sở Xây dựng và Giao thông, tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của hai sở.
Hợp nhất sở tài nguyên và môi trường với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự kiến thành sở nông nghiệp và môi trường, tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của hai sở.
Hợp nhất sở thông tin và truyền thông với sở khoa học và công nghệ, dự kiến thành sở khoa học, công nghệ và truyền thông, tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của hai sở.
Hợp nhất sở lao động - thương binh và xã hội với Sở Nội vụ, dự kiến thành Sở Nội vụ và Lao động. Sở mới sẽ thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo còn đề xuất một số thay đổi khác liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức của các sở.
Sở Y tế tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu về bảo trợ xã hội, trẻ em và phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em từ Sở Lao động - thương binh và xã hội chuyển sang. Sở Y tế cũng tiếp nhận theo dõi, quản lý sức khỏe cán bộ của tỉnh (sau khi kết thúc hoạt động ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh).
Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Lao động - thương binh và xã hội chuyển sang.
Sở công thương tiếp nhận nguyên trạng cục quản lý thị trường địa phương từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Ban Chỉ đạo cũng đưa ra định hướng sắp xếp các sở đặc thù tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khác như Sở Ngoại vụ, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Ban Dân tộc, Sở Du lịch và Sở An toàn Thực phẩm. Tổng số sở thuộc UBND cấp tỉnh được yêu cầu không vượt quá 14 sở; riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không quá 15 sở.
Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: hàng trăm nghìn người có thể bị ảnh hưởng
Đề xuất tiếp tục sử dụng giấy tờ đã cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
Vinh danh 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2024
Bộ Nội vụ dự kiến giữ nguyên 11 tỉnh, thành phố
Hà Nội: hướng đến chuyển đổi tất cả các phương tiện sang sử dụng năng lượng xanh
Đề xuất đặt tên đặc khu cho các xã, phường sau sáp nhập tại TP Phú Quốc