CMNM

“Gỡ khó” cho quá trình thực thi EURD tại Việt Nam

15:21 31/07/2024
Theo quy định mới của EU, 100% sản phẩm nông nghiệp của các nước khi nhập khẩu vào thị trường châu Âu phải đảm bảo không gây nguy cơ mất rừng. Tuy nhiên, định nghĩa và cơ sở pháp chế hiện tại của Việt Nam và EU về rừng còn nhiều điều chưa thống nhất dẫn đến quá trình thực thi EURD tại Việt Nam gặp nhiều vướng mắc.

EURD tại Việt Nam được định nghĩa như nào?

Thông tin từ TraceVerified (công ty dịch vụ Truy xuất nguồn gốc đầu tiên tại Việt Nam), EURD - EU Deforestation-free Regulation là quy định không phá rừng của Liên minh châu Âu nhằm hạn chế nạn phá rừng do các hoạt động lâm nghiệp và nông nghiệp trên toàn thế giới. Châu Âu là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng như cà phê, cacao,.....

Với vai trò quan trọng như vậy trên thị trường, quy định về chống phá rừng nhằm giảm tác động của các sản phẩm do EU mua hay sản xuất đối với các khu rừng và diện tích rừng trên thế giới. Hiện quy định này bắt buộc các nhà sản xuất tại EU và hàng hóa nhập vào thị trường.

Các công ty sẽ được yêu cầu thực hiện thẩm định chuỗi cung ứng đảm bảo không sản xuất trên đất phá rừng hoặc gây suy thoái rừng. Một hệ thống định chuẩn do Ủy ban vận hành sẽ xác định mức độ rủi ro thấp, trung bình hoặc cao khi sản xuất hàng hóa của một quốc gia khi sản xuất hàng hóa hoặc sản phẩm không phá rừng. Theo quy định mới ban hành của EU, những doanh nghiệp lớn phải tuân thủ EUDR từ 30/12/2024, doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt đầu áp dụng từ 30/6/2025.

Những thuận lợi của Việt Nam khi EU áp dụng quy định EURD

Để thích ứng với quy định của EUDR, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Văn bản số 5179/BNN-HTQT ngày 01/8/2023 về việc triển khai Khung kế hoạch hành động thích ứng với Quy định không gây mất rừng của EU gửi chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Hiện nay, Bộ cũng đang hoàn thiện Kế hoạch hành động thích ứng với EUDR trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo yêu cầu của Chính phủ. Đồng thời, phối hợp với các bên liên quan thực hiện nhiều các hoạt động liên quan để chuẩn bị các điều kiện thích ứng với EUDR.

Việt Nam đã có chủ trương khai thác sản phẩm rừng bền vững

Tại hội thảo kỹ thuật rà soát mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê và gỗ ở Việt Nam vừa qua, Việt Nam được nhiều chuyên gia đánh giá nằm trong nhóm quốc gia đi đầu trong việc thích ứng Quy định không phá rừng (EUDR).

Đồng quan điểm, ông Trương Tất Đơ, Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Cục Lâm nghiệp cho biết Việt Nam đã thực hiện chủ trương đóng cửa, dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên từ năm 2014. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam đã quen với Quy chế về chống buôn bán bất hợp pháp gỗ và sản phẩm gỗ khai thác của EU từ trước đó.

Những khó khăn, vướng mắc cản trở quá trình thích ứng EURD tại Việt Nam

Khó khăn đầu tiên được các chuyên gia đưa ra là sự không thống nhất trong các quy định giữa Việt Nam và EU. Nhiều chuyên gia cho biết có những khu vực Việt Nam coi là rừng còn đối với EU thì không. Điều này có thể xuất phát từ sự khác nhau về định nghĩa rừng, nếu diện tích rừng tối thiểu EU quy định là 0,5ha thì ở Việt Nam lại là 0,3ha, hay Việt Nam có quy định nào về quy hoạch sử dụng đất riêng.

Một ví dụ khác, theo EUDR sản xuất nông lâm kết hợp như trồng cà phê, cây ăn quả trên đất lâm nghiệp có rừng được xem là có rủi ro gây mất rừng, suy thoái rừng. Trong khi đó, Nghị định 156/2018/NĐ-CP cho phép sản xuất trong rừng phòng hộ, rừng sản xuất miễn là không gây suy giảm diện tích, chất lượng rừng.

Về vấn đề truy vết nguồn gốc, theo nguyên tắc của EUDR, sản phẩm đạt chuẩn phải đạt những yêu cầu sau: vị trí tọa độ thửa đất canh tác, có bản đồ ranh giới rừng tại thời điểm 31/12/2020 và thời điểm đánh giá, kiểm tra dữ liệu bằng ảnh vệ tinh đa thời gian (không gian) và truy xuất sản phẩm hàng hóa đến vị trí địa lý lô canh tác.

Thực tế, hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa quy định việc mô tả/xác định vị trí địa lý của lô sản phẩm hàng hóa nông lâm sản xuất khẩu và cũng chưa có hệ thống bản đồ hiện trạng rừng thời điểm 31/12/2020 làm cơ sở cho việc xác định tính hợp lệ của sản phẩm phục  vụ trách nhiệm giải trình, truy xuất nguồn gốc đáp ứng điều kiện của EUDR.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp phía Việt Nam rất hy vọng được phía Chính phủ cũng như Liên minh châu Âu ban hành những hướng dẫn chi tiết về EUDR. Trao đổi về vấn đề này, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo cho biết: “Cục Lâm nghiệp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định pháp luật về lâm nghiệp, cũng như tổ chức những buổi tập huấn, nâng cao năng lực thực thi cho doanh nghiệp và chuỗi cung”. Đồng thời, ông Bảo cũng cam kết sẽ truyền tải những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải đến phía EU để cùng tháo gỡ vướng mắc hướng đến thực hiện hiệu quả quy định EURD.

Hà Nội cần giải pháp khẩn cấp để di dời, đóng cửa các cơ sở ô nhiễm nghiêm trọng

Toà căn hộ dịch vụ Trường Chinh 77m2 x 7 tầng xây mới thang máy - 30 phòng khép kín

245,45 Triệu/m²
77 m²
P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Nhà mặt tiền đường Hoàng Tam Kỳ, Long Bình Biên Hòa

46,13 Triệu/m²
142 m²
Đ. Hoàng Tam Kỳ, P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, T. Đồng Nai

Chính chủ bán đất diện tích sử dụng hơn 130m2 tặng nhà tại Gia Lâm, Hà Nội

77,5 Triệu/m²
80 m²
Đ. Nguyễn Bình, X. Dương Xá, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội

BÁN NHÀ SÀI ĐỒNG, LONG BIÊN 112M2, 5 TẦNG, MẶT TIỀN 5M, GARA, THANG MÁY, Ô TÔ TRÁNH, 2 THOÁNG

133,93 Triệu/m²
112 m²
Đ. Vũ Xuân Thiều, P. Sài Đồng, Q. Long Biên, Tp. Hà Nội

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Diễn đàn Đô thị trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi diendandothi.kinhtedothi.vn
X