Hà Nội ban hành Quy định về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị
Theo Quy định, công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm các công trình đường ống cấp nước, thoát nước; hào kỹ thuật, tuy nen kỹ thuật, cống bể kỹ thuật và các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm; đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm.
Đơn vị quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị là các đơn vị, tổ chức được chủ đầu tư hoặc UBND Thành phố giao quản lý, vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị phục vụ việc lắp đặt đường dây, cáp ngầm.
Đơn vị sở hữu đường dây, cáp là đơn vị, tổ chức có đường dây, cáp lắp đặt vào công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
UBND TP giao Sở Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu quản lý Nhà nước về xây dựng ngầm đô thị, quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn TP.
Chủ đầu tư các khu đô thị mới, khu nhà ở mới, các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ mới và các tuyến đường đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng có trách nhiệm phải đầu tư xây dựng các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung (tuy nen, hào kỹ thuật hoặc cống, bể kỹ thuật) để bố trí, lắp đặt các đường dây, cáp và đường ống kỹ thuật ngầm theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các khu đô thị cũ, đô thị cải tạo, UBND Thành phố có kế hoạch đầu tư xây dựng tuy nen, hào kỹ thuật hoặc cống, bể kỹ thuật để từng bước hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi.
Việc quản lý, vận hành hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc được bàn giao cho TP quản lý sau đầu tư như sau:
Sở Xây dựng, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP Hà Nội quản lý, vận hành sau đầu tư đối với toàn bộ hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách TP hoặc được bàn giao cho TP quản lý sau đầu tư theo quy định.
Sở Giao thông vận tải thống nhất quản lý đối với các hạng mục hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung: đường đô thị, hầm đường bộ, hầm đường sắt, cầu đường bộ. Riêng đối với hệ thống hạng mục hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung thuộc “cầu đường sắt” trên địa bàn TP do Cục đường sắt Việt Nam quản lý.
Sở Công Thương phối hợp với UBND cấp huyện quản lý đối với hệ thống cột điện lực treo cáp (dây dẫn) sử dụng chung; chỉ đạo ngành điện, đơn vị chủ sở hữu cột điện trong việc thu hồi các cột điện không còn sử dụng, từng bước hạ ngầm các đường dây đi nổi, đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.
Sở Thông tin và Truyền thông thống nhất quản lý đối với hệ thống đường dây, cáp, cột viễn thông và cột ăng ten trên địa bàn TP; đôn đốc thực hiện việc hạ ngầm các đường dây, cáp viễn thông vào hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị được đầu tư bằng các nguồn vốn hợp pháp.
Hà Nội xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông
Đường sắt qua cầu Long Biên và cầu Đuống hoạt động trở lại từ chiều nay 13/9
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ cấp độ D, di dời 2.600 hộ dân
Nam Định cấm một số phương tiện lưu thông trên cầu Đò Quan
Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế phối hợp quản lý, khai thác di tích Hải Vân Quan
Cấm phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua TP Phủ Lý, chiều từ Hà Nội về