Hà Nội dẫn đầu cả nước về công tác xây dựng nông thôn mới

15:41 09/01/2025
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) đánh giá cao những kết quả mà Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, Chi cục Phát triển nông thôn đạt được. Đến nay, toàn TP Hà Nội có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Chiều 8/1, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Công tác xây dựng nông thôn mới đạt nhiều thành tựu 

Trong năm qua, với sự nỗ lực cao độ, đến nay, các chỉ tiêu TP và ngành Nông nghiệp giao của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, Chi cục Phát triển nông thôn đã hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra. Đến nay, TP có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đến nay, TP có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Cổng TTĐT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đến nay, TP có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Cổng TTĐT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Có 3 huyện (Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức) được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Còn 2 huyện: Đông Anh, Thanh Oai phấn đấu được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào quý I/2025.

Về kết quả xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, toàn TP có 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 191 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (vượt chỉ tiêu của Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy đề ra đến hết năm 2025). TP sẽ tiếp tục thẩm định thêm 44 xã đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 29 xã đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu để quyết định công nhận trong năm 2024. Dự kiến, toàn TP có khoảng 235/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 113 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Nội được đánh giá đi đầu cả nước về việc triển khai hiệu quả chương trình OCOP. Lũy kế từ 2019 đến nay, TP đã đánh giá được 3.317 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao, vượt mục tiêu Chương trình đề ra trước 1 năm, mục tiêu đến năm 2025 Hà Nội có 2.000 sản phẩm OCOP. 

Với lĩnh vực phát triển nông thôn, Hà Nội có hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề. Đến nay, TP công nhận được 337 làng nghề, làng nghề truyền thống thuộc 26 quận, huyện, thị xã. Năm 2024, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội được Sở NN&PTNT giao tham mưu xây dựng đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sở NN&PTNT đã trình UBND TP xem xét, phê duyệt. Khi Đề án được phê duyệt và triển khai sẽ giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong bảo tồn, phát triển làng nghề hiện nay.

Đặc biệt, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội tham mưu Sở NN&PTNT, UBND TP triển khai phối hợp, trình Hội đồng Thủ công Thế giới công nhận 2 làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề tơ lụa Vạn Phúc của TP Hà Nội là thành viên của mạng lưới các TP thủ công sáng tạo trên toàn thế giới. Đây là 2 làng nghề truyền thống đầu tiên của Việt Nam được Hội đồng Thủ công thế giới phê duyệt trở thành thành viên của mạng lưới.

Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cũng luôn khuyến khích, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã sản xuất theo chuỗi liên kết và đề xuất TP có thêm chính sách hỗ trợ phù hợp thực tế sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội. Đến nay, trên địa bàn TP có 172 chuỗi đang hoạt động tốt.

Thực hiện tốt phương châm "5 rõ" để Thủ đô bước vào "kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc"
Về nhiệm vụ năm 2025, Sở NN&PTNT đề nghị 2 đơn vị trên thực hiện tốt phương châm "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và hiệu quả), đồng thời không bỏ sót, chồng chéo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt tập trung thực hiện có hiệu quả trong thực hiện tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Sở NN&PTNT cũng giao nhiệm vụ cho 2 đơn vị hoàn thành sứ mệnh xây dựng nông thôn mới, phát triển nông thôn, góp phần đưa ngành nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xứng đáng với vị trí là Thủ đô của cả nước.

Tại Hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân của Chi cục Phát triển nông thôn và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND TP, Sở NN&PTNT biểu dương, khen thưởng.

Những dấu ấn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân ngoại thành và thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô. Nông thôn mới tạo động lực phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, gia tăng giá trị sản phẩm và thu hút đầu tư, giúp thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Ngoài ra, việc xây dựng nông thôn mới còn bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và cảnh quan môi trường, góp phần làm đẹp diện mạo chung của Hà Nội, đồng thời nâng cao uy tín và vị thế của Thủ đô trong cả nước.

Hà Nội sẽ hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

Toà căn hộ dịch vụ Trường Chinh 77m2 x 7 tầng xây mới thang máy - 30 phòng khép kín

245,45 Triệu/m²
77 m²
P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Nhà mặt tiền đường Hoàng Tam Kỳ, Long Bình Biên Hòa

46,13 Triệu/m²
142 m²
Đ. Hoàng Tam Kỳ, P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, T. Đồng Nai

Chính chủ bán đất diện tích sử dụng hơn 130m2 tặng nhà tại Gia Lâm, Hà Nội

77,5 Triệu/m²
80 m²
Đ. Nguyễn Bình, X. Dương Xá, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội

BÁN NHÀ SÀI ĐỒNG, LONG BIÊN 112M2, 5 TẦNG, MẶT TIỀN 5M, GARA, THANG MÁY, Ô TÔ TRÁNH, 2 THOÁNG

133,93 Triệu/m²
112 m²
Đ. Vũ Xuân Thiều, P. Sài Đồng, Q. Long Biên, Tp. Hà Nội

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Diễn đàn Đô thị trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi diendandothi.kinhtedothi.vn
X