CMNM

Hà Nội tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây năm 2025

17:29 19/11/2024
Ngày 18/11, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 328/KH-UBND về việc triển khai Đề án Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn TP năm 2025.

Theo đó, việc ban hành kế hoạch trên nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ngành, đơn vị liên quan trong công tác quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn TP, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, định hướng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, tạo thói quen mua sắm tại các cửa hàng được cấp biển nhận diện, không mua trái cây tại các điểm kinh doanh không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng.

Mục tiêu kế hoạch trên hướng đến là 100% cửa hàng kinh doanh trái cây thuộc đối tượng của Đề án có đăng ký kinh doanh, 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, 100% cửa hàng kinh doanh thuộc đối tượng của Đề án được cấp biển nhận diện “cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn”, có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây bảo đảm chất lượng, lưu giữ trái cây tươi theo quy định khi đến tay người tiêu dùng.

UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thanh kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng. (Ảnh: Hương Giang).
UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thanh kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng. Ảnh: Hương Giang.

Để thực hiện Đề án có hiệu quả, UBND TP Hà Nội ban hành một số nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể, cần tăng cường sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, các ngành chức năng và huy động sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong việc thực hiện Đề án. Công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật và TP về quản lý, kinh doanh trái cây cũng cần được đẩy mạnh.

Sở, ban ngành có liên quan phải thường xuyên rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu các cửa hàng kinh doanh trái cây thuộc đối tượng của Đề án, nắm bắt thực trạng hoạt động kinh doanh của các cửa hàng để xây dựng kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ các cửa hàng bổ sung, hoàn thiện các thủ tục, điều kiện đáp ứng yêu cầu theo quy định, đặc biệt là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh và biển nhận diện (logo) cho các cửa hàng kinh doanh đảm bảo điều kiện theo quy định.

Đồng thời, cần tăng cường công tác giám sát, cảnh báo nguy cơ về chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm trái cây tiêu thụ trên địa bàn TP (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trái cây tại các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối). Đẩy mạnh thanh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây không thực hiện đúng các quy định; kiên quyết giải tỏa các điểm kinh doanh trái cây tự phát, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng… không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Công khai danh sách các cửa hàng đảm bảo an toàn thực phẩm được cấp biển nhận diện cũng như các tổ chức, cá nhân, địa điểm kinh doanh trái cây vi phạm quy định để người tiêu dùng nắm rõ, lựa chọn. Qua đó, xây dựng và phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng, mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ trái cây an toàn kết hợp khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm trái cây của Thủ đô.

Tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ và tổ chức kết nối cơ sở trồng trái cây an toàn của Hà Nội và các tỉnh, TP để đưa vào tiêu thụ tại các cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn trên địa bàn. Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại để hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trái cây.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động kinh doanh trái cây, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh. Cuối cùng là việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; phê bình các tập thể, cá nhân vi phạm quy định trong triển khai Đề án cũng cần được lưu tâm.

Sở Công Thương được giao nhiệm vụ chủ trì ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án năm 2025. Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện và gửi báo cáo bằng văn bản định kỳ hàng quý (trước ngày 20 tháng cuối quý) và đột xuất khi có yêu cầu về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND TP.

Hà Nội: cháy nhà 4 tầng ở quận Hoàng Mai, 3 người thiệt mạng

Toà căn hộ dịch vụ Trường Chinh 77m2 x 7 tầng xây mới thang máy - 30 phòng khép kín

245,45 Triệu/m²
77 m²
P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Nhà mặt tiền đường Hoàng Tam Kỳ, Long Bình Biên Hòa

46,13 Triệu/m²
142 m²
Đ. Hoàng Tam Kỳ, P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, T. Đồng Nai

Chính chủ bán đất diện tích sử dụng hơn 130m2 tặng nhà tại Gia Lâm, Hà Nội

77,5 Triệu/m²
80 m²
Đ. Nguyễn Bình, X. Dương Xá, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội

BÁN NHÀ SÀI ĐỒNG, LONG BIÊN 112M2, 5 TẦNG, MẶT TIỀN 5M, GARA, THANG MÁY, Ô TÔ TRÁNH, 2 THOÁNG

133,93 Triệu/m²
112 m²
Đ. Vũ Xuân Thiều, P. Sài Đồng, Q. Long Biên, Tp. Hà Nội

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Diễn đàn Đô thị trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi diendandothi.kinhtedothi.vn
X