Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lào Cai đến năm 2050
Cụ thể, ngày 27/7/2024 vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 718/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Kế hoạch hướng đến xây dựng lộ trình tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án hướng đến hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đã đề ra.
Đồng thời, xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án nhằm thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án theo quy hoạch; thiết lập khung kết quả thực hiện theo từng giai đoạn làm cơ sở để rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; xem xét điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.
Tại Kế hoạch này, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tập trung thực hiện các dự án đầu tư công và các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác.
Yêu cầu tập trung triển khai các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh Lào Cai, bảo đảm đồng bộ, liên thông, hiện đại, thúc đẩy liên kết vùng gắn với các hành lang phát triển kinh tế; đặc biệt là các tuyến đường kết nối các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc,...

Đồng thời, tỉnh Lào Cai cần đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch, đáp ứng các tiêu chí của khu vực được công nhận khu du lịch quốc gia, các khu du lịch của tỉnh; trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh;... và hỗ trợ cơ sở vật chất cho y tế, giáo dục, công trình công cộng để đảm bảo an sinh và phát triển các thế mạnh của tỉnh.
Đầu tư khai thác có trọng tâm, trọng điểm nhằm thu hút các dự án có quy mô lớn đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, Khu du lịch quốc gia Sapa và các khu du lịch được xác định là khu du lịch cấp tỉnh; hình thành các khu dịch vụ tổng hợp cấp tỉnh,...
Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp làm cơ sở tập trung, thu hút doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương theo chiều sâu, tạo giá trị gia tăng cao.
Về công nghiệp, ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp chế biến sâu nông, lâm sản; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản, vật liệu xây dựng cao cấp,....
Các bộ, ban ngành trung ương và địa phương đẩy mạnh nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo định hướng phát triển của địa phương, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp; ban hành cơ chế để các doanh nghiệp trên địa bàn liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất…
Ninh Bình: 11 dự án phải thu hồi đất trong năm 2025
Quảng Ngãi tìm nhà đầu tư cho khu đô thị mới 760 ha trên đảo Lý Sơn
Sau năm 2030 sẽ có tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Quảng Ninh
Hà Nội sẽ khởi công xây dựng đường Vành đai 4 vào dịp 19/5
Quảng Ninh khánh thành nhà máy sản xuất ô tô thương hiệu Skoda
Thái Bình khởi công Dự án khu công nghiệp VSIP rộng hơn 333 ha