CMNM

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

12:24 13/03/2025
Tối 12/3, tại Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, UBND huyện Gia Lâm long trọng tổ chức lễ công bố Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai mạc Lễ hội truyền thống làng Bát Tràng năm 2025.

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học nhấn mạnh, làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm có lịch sử hình thành và phát triển gắn với Thăng Long - Hà Nội. Sau khi dời thiên đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long, được phép vua, thợ thủ công có nghề làm gốm, từ bảy làng Bồ, ba làng Bát dời Yên Mô (tỉnh Ninh Bình ngày nay), đến vùng đất này mở lò, lập làng, sản xuất gạch gốm phục vụ Nhà nước, với tên gọi Bạch Thổ Phường, nay là Bát Tràng. 

Gốm Bát Tràng phát triển liên tục, chưa bao giờ thiếu vắng trong cung vua, phủ chúa và đời sống dân sinh. Gạch Bát Tràng cũng là thương hiệu nổi tiếng trước gốm, trường tồn trong các công trình kiến trúc tâm linh và thành quách trên cả nước, đã thành ca dao đi cùng năm tháng của người Việt: "Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng". Gốm nơi đây không chỉ nổi danh trong nước mà còn vươn tầm quốc tế nhờ sự đa dạng về kiểu dáng, chủng loại và công năng. Các sản phẩm được phân thành nhiều dòng như đồ gia dụng, đồ thờ cúng, gốm mỹ thuật trang trí và gốm xây dựng. 

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà trao Giấy chứng nhận Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: Cổng TTĐT UBND TP Hà Nội.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà trao Giấy chứng nhận Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: Cổng TTĐT UBND TP Hà Nội.

Công tác bảo tồn làng gốm Bát Tràng không chỉ nhằm gìn giữ giá trị truyền thống mà còn hướng đến sự phát triển bền vững. Các nghệ nhân nối nghề đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dạy kỹ thuật, bảo tồn bí quyết làm gốm và khôi phục những dòng men cổ, hoa văn truyền thống. Hiện, làng Bát Tràng có 2 Nghệ nhân nhân dân, 6 Nghệ nhân ưu tú, 34 Nghệ nhân Hà Nội, 80 Nghệ nhân làng nghề, có 22 sản phẩm gốm sứ đạt tiêu chuẩn OCOP 3-5 sao. Với những giá trị văn hóa độc đáo tiêu biểu và sự cố gắng của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa làng nghề truyền thống, Bát Tràng được UBND TP công nhận điểm du lịch năm 2019. Nghề gốm Bát Tràng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2023.

Hằng năm, làng gốm Bát Tràng có nhiều ngày hội lớn, đó là ngày hội xuân tế, xưa gọi là hội "Tế Xuân cầu phúc", diễn ra vào tháng 2; hội Văn Chỉ mở vào ngày thượng đinh trong tháng 8 và hội đền Mẫu Bản Hương vào ngày 23/9. Hội làng gốm Bát Tràng xưa kia diễn ra trong 9 ngày, kéo dài từ ngày 11 đến ngày 19/2, với tên gọi làng vào đám, hay "Tế Xuân cầu phúc", chính hội là ngày rằm. Kế tục xưa, trong điều kiện và hoàn cảnh mới, Hội Bát Tràng ngày nay tổ chức trong 3 ngày, gồm các nghi lễ: Nghinh Thần - là lễ rước Thành Hoàng từ Miếu Ngũ Linh (tức nhà riêng) ra đình làng (công đường) trước hội và Rước nước.

Trước đó, tối 14/2, tại Hoàng thành Thăng Long, làng nghề gốm sứ Bát Tràng được Hội đồng thủ công Thế giới trao chứng nhận là thành viên thứ 67 Mạng lưới các TP thủ công sáng tạo Thế giới". Những chứng nhận và danh hiệu vinh danh không chỉ khẳng định giá trị của gốm Bát Tràng mà còn góp phần nâng cao uy tín, mở rộng thị trường cho làng nghề. Việc Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia sẽ giúp Bát Tràng thu hút sự quan tâm của du khách và nhà đầu tư và tạo động lực để các nghệ nhân tiếp tục phát huy tay nghề, đổi mới kỹ thuật mà vẫn giữ gìn bản sắc truyền thống. Nhờ đó, gốm Bát Tràng không chỉ vững vàng trong nước mà còn có cơ hội vươn xa trên thị trường quốc tế, khẳng định vị thế của một làng nghề hơn 500 năm tuổi.
 

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế trong năm 2025

Toà căn hộ dịch vụ Trường Chinh 77m2 x 7 tầng xây mới thang máy - 30 phòng khép kín

245,45 Triệu/m²
77 m²
P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Nhà mặt tiền đường Hoàng Tam Kỳ, Long Bình Biên Hòa

46,13 Triệu/m²
142 m²
Đ. Hoàng Tam Kỳ, P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, T. Đồng Nai

Chính chủ bán đất diện tích sử dụng hơn 130m2 tặng nhà tại Gia Lâm, Hà Nội

77,5 Triệu/m²
80 m²
Đ. Nguyễn Bình, X. Dương Xá, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội

BÁN NHÀ SÀI ĐỒNG, LONG BIÊN 112M2, 5 TẦNG, MẶT TIỀN 5M, GARA, THANG MÁY, Ô TÔ TRÁNH, 2 THOÁNG

133,93 Triệu/m²
112 m²
Đ. Vũ Xuân Thiều, P. Sài Đồng, Q. Long Biên, Tp. Hà Nội

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Diễn đàn Đô thị trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi diendandothi.kinhtedothi.vn
X