Những trường hợp được dạy thêm trong nhà trường từ ngày 14/2 tới
Cụ thể, Điều 5 của Thông tư này quy định, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học, gồm: học sinh có kết quả môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch của nhà trường.
Ngoài ra, các nhóm học sinh này nếu muốn học thêm cần viết đơn đăng ký học thêm theo từng môn học ở từng khối lớp. Sau đó, dựa vào số học sinh đăng ký, nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch học thêm và công khai kế hoạch này trên trang thông tin tử của trường hoặc niêm yết tại trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhấn mạnh những quy định về việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu khi tổ chức dạy thêm, học thêm. Theo đó, lớp dạy thêm được xếp theo môn học với từng khối lớp, mỗi lớp có không quá 45 học sinh. Đồng thời, với mỗi môn học, tổ chức dạy thêm không quá 2 tiết/tuần.
Đáng chú ý, để việc dạy thêm, học thêm không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học chính khóa của nhà trường, khoản 4 Điều 5 của Thông tư nêu, không được xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu và không dạy thêm trước các nội dung so với việc dạy học theo phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Riêng đối với học sinh tiểu học, chỉ được phép dạy thêm trong 3 trường hợp gồm: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao và rèn luyện kỹ năng sống. Ngoài ra, không được dạy thêm học sinh tiểu học ở bất kỳ nội dung nào khác.
Ninh Bình: đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2025 sẽ diễn ra vào ngày 6/4
Đầu tư xây dựng cơ sở 2 Đại học Bách khoa Hà Nội tại Hưng Yên
Hà Nội thành lập Tủ sách trực tuyến cho người lao động
Quý I/2025, ngành du lịch Thủ đô ước đón 7,3 triệu lượt khách
Khám phá rừng hoa ban cổ thụ bản Nậm Cứm
Tối nay (25/3) sẽ diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025