Ninh Bình phát triển công nghiệp văn hóa gắn với kinh tế di sản
Ông Phạm Quang Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, theo quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì phương hướng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, gắn với kinh tế sáng tạo, kinh tế di sản đến năm 2025, tỉnh Ninh Bình sẽ xác lập các điều kiện, tiền đề, nền tảng cho việc hình thành đồng bộ hệ sinh thái các sản phẩm công nghiệp văn hóa, kinh tế sáng tạo, kinh tế di sản từ thiết kế, sản xuất, phân phối, tiêu dùng, cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu và định giá thương hiệu.
Đồng thời, quy hoạch phát triển các ngành có lợi thế và đầu tư xây dựng một số hạ tầng kỹ thuật, thiết chế, sản phẩm công nghiệp văn hóa, kinh tế sáng tạo chủ lực. Tiến hành cơ cấu lại và chuyển đổi phương thức hoạt động của một số lĩnh vực dịch vụ văn hóa theo định hướng công nghiệp văn hóa.
Giai đoạn 2026 - 2030 sẽ tạo đột phá đưa công nghiệp văn hóa, kinh tế sáng tạo, kinh tế di sản trở thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế, quảng bá tiềm năng, sức mạnh mềm của tỉnh Ninh Bình. Định hình cơ bản các ngành, sản phẩm công nghiệp văn hóa, kinh tế sáng tạo và kinh tế di sản có lợi thế, sức cạnh tranh, giá trị thương hiệu cao trong khu vực và thế giới.
Phấn đấu đến năm 2030 các thiết chế văn hóa và hệ sinh thái công nghiệp văn hóa, kinh tế sáng tạo, kinh tế di sản được xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, thông minh. Định hình phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa, kinh tế sáng tạo, kinh tế di sản đặc sắc, có lợi thế, giá trị thương hiệu cao như: phim trường, truyền hình, điện ảnh, kinh tế thể thao, sản phẩm thị trường quà lưu niệm, quà tặng du lịch, tổ chức sự kiện, lễ hội, nghệ thuật đa phương tiện, nghệ thuật thị giác, thiết kế sáng tạo, kiến trúc, quảng cáo, bảo tàng, thủ công mỹ nghệ, phần mềm và trò chơi giải trí kỹ thuật số, kinh tế thương hiệu...
Tầm nhìn đến năm 2050, đưa Ninh Bình trở thành một trung tâm lớn về công nghiệp văn hóa, kinh tế sáng tạo và kinh tế di sản của đất nước, có giá trị thương hiệu cao trong khu vực và trên thế giới, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách, giải quyết việc làm, khẳng định vị thế, sức mạnh mềm của đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.
Đến năm 2030, Cần Thơ có thêm 5 đô thị loại IV và 1 đô thị loại V
Đồng Nai điều chỉnh cục bộ quy hoạch TP Long Khánh
Thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch chung đô thị Sân bay Long Thành
Khánh Hòa sẽ xây dựng 7.800 căn nhà ở xã hội
Chính phủ thống nhất thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương
Đồng Nai chuẩn bị xây dựng trung tâm thương mại hơn 6.000 tỷ đồng