CMNM

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận 9 nhóm vấn đề quan trọng tại Hội nghị đối thoại với nông dân 2024

18:02 31/12/2024
Sáng 31/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024. Hội nghị do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo và Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức thực hiện, nhằm lắng nghe ý kiến, chia sẻ khó khăn và thúc đẩy các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Kết luận tại hội nghị, Thủ tướng đã nhấn mạnh 9 nhóm vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững lĩnh vực này.

Với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả nước bước vào năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội đã đề ra để đưa đất nước ta bắt đầu bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân là hoạt động thường niên. Đây là Diễn đàn để đồng chí Thủ tướng, các đồng chí lãnh đạo ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương trực tiếp lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp về các vấn đề còn tồn tại, khó khăn, vướng mắc và những bất cập trong thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Qua 5 lần tổ chức Hội nghị, nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát huy vai trò chủ thể của người nông dân đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tập trung giải quyết, tạo sự chuyển biến rõ nét, tích cực; được đông đảo bà con nông dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng tham gia. Đặc biệt, từ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hội nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đối thoại với nông dân cũng đã được tổ chức thường xuyên, nghiêm túc, bài bản; trở thành hoạt động đầy ý nghĩa, tạo cầu nối quan trọng giữa chính quyền với cán bộ, hội viên nông dân.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng bày tỏ niềm tự hào về những thành tựu mà nông nghiệp Việt Nam đạt được trong năm qua. Năm 2024, ngành nông nghiệp đã ghi nhận kim ngạch xuất khẩu đạt 62,5 tỷ USD, với giá trị xuất siêu chiếm hơn 70% tổng xuất siêu của cả nước. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam có mặt ở trên 190 nước trên thế giới, đây là một nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị.

Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn xuất khẩu hơn 9 triệu tấn gạo, mang về trên 5 tỷ USD. Không những chúng ta có trách nhiệm đóng góp lương thực cho cộng đồng quốc tế mà còn thu lợi nhuận cho nông dân. Điều đó ngày càng khẳng định việc chúng ta xác định con đường xây dựng nông thôn hiện đại, nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh là vô cùng đúng đắn. Đây không chỉ là mục tiêu tham vọng rất lớn, nhiều người nói là bất khả thi mà chúng ta vẫn phải quyết tâm thực hiện; mà còn là khát vọng của dân tộc, của đất nước, khó mấy cũng phải làm.

Thủ tướng trân trọng cảm ơn đóng góp của ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn, của nông dân với sự phát triển của đất nước và chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới.

Thể chế, chính sách vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn

Thủ tướng nhấn mạnh 9 vấn đề quan trọng mà các chủ thể liên quan cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: Phạm Hưng

Thứ nhất, Thủ tướng nhấn mạnh rằng thể chế, chính sách vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn. Do đó, thể chế và chính sách cần trở thành động lực đột phá. Thủ tướng mong muốn, đề nghị bà con nông dân tiếp tục góp ý để cùng nhau xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, gồm cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, phí, lệ phí, về vốn tín dụng…; từ đó tháo gỡ nút thắt từ thực tiễn, để mọi người dân có thể đóng góp sức lực, nguồn lực của mình cho sự phát triển, đưa mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh thực hiện được nhanh hơn, tăng tốc, bứt phá hơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc hơn.

Thứ hai, công tác quy hoạch cần được chú trọng hơn nữa, nhất là quy hoạch ngành, đất đai và các khu công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đây là bước đi quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về thực phẩm sạch, đảm bảo phát triển bền vững và lâu dài cho nông nghiệp Việt Nam.

Thứ ba, về sử dụng đất đai, Thủ tướng đề xuất tiếp tục khai thác tối đa nguồn lực từ đất, đồng thời mở rộng không gian phát triển như không gian biển, vũ trụ và không gian ngầm. Những sáng kiến này sẽ tạo ra các giải pháp thông minh để phát triển nông nghiệp bền vững và tăng cường sức mạnh kinh tế cho người dân.

Thứ tư, việc huy động vốn và bảo hiểm được xem là điều kiện tiên quyết để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Các chính sách tín dụng và bảo hiểm cần khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân, đảm bảo đầu vào, đầu ra cho sản xuất, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa các vùng để gia tăng hiệu quả kinh tế.

Thứ năm, thị trường cũng là một vấn đề mấu chốt trong phát triển nông nghiệp. Việt Nam cần tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu nông sản và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc cải tiến mẫu mã, bao bì sẽ giúp hàng hóa cạnh tranh tốt hơn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thị trường, kể cả những thị trường đặc thù như thực phẩm Halal.

Thứ sáu, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ xanh, sạch và các giải pháp số hóa sẽ giúp tối ưu hóa sản xuất, nâng cao năng suất và mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu.

Thứ bảy, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được chú trọng. Thủ tướng đề xuất thúc đẩy chuyển đổi lao động bền vững trong khu vực nông thôn thông qua phát triển công nghiệp hóa nông thôn. Điều này sẽ giúp người dân có thể "ly nông mà không ly hương", đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững tại chỗ.

Thứ tám, Thủ tướng nhấn mạnh văn hóa là sức mạnh nội sinh, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa nông thôn cần kết hợp với khoa học công nghệ để nâng tầm giá trị, thương mại hóa các sản phẩm văn hóa và lan tỏa giá trị dân tộc trên toàn cầu.

Cuối cùng, hệ thống chính trị cơ sở cần đóng vai trò cầu nối giữa nông dân với chính sách của Đảng và Nhà nước. Thủ tướng yêu cầu các cấp chính quyền lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách dựa trên thực tiễn để phục vụ phát triển. Đây sẽ là động lực quan trọng để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong công cuộc xây dựng nông thôn hiện đại và nông nghiệp bền vững.

Thủ tướng đề nghị các cấp ủy, chính quyền và nông dân tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo và đoàn kết. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước cùng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, tạo động lực đưa nền nông nghiệp Việt Nam vươn tầm thế giới, hướng đến mục tiêu xuất khẩu nông sản đạt 100 tỷ USD trong tương lai gần.

 

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: hàng trăm nghìn người có thể bị ảnh hưởng

Toà căn hộ dịch vụ Trường Chinh 77m2 x 7 tầng xây mới thang máy - 30 phòng khép kín

245,45 Triệu/m²
77 m²
P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Nhà mặt tiền đường Hoàng Tam Kỳ, Long Bình Biên Hòa

46,13 Triệu/m²
142 m²
Đ. Hoàng Tam Kỳ, P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, T. Đồng Nai

Chính chủ bán đất diện tích sử dụng hơn 130m2 tặng nhà tại Gia Lâm, Hà Nội

77,5 Triệu/m²
80 m²
Đ. Nguyễn Bình, X. Dương Xá, H. Gia Lâm, Tp. Hà Nội

BÁN NHÀ SÀI ĐỒNG, LONG BIÊN 112M2, 5 TẦNG, MẶT TIỀN 5M, GARA, THANG MÁY, Ô TÔ TRÁNH, 2 THOÁNG

133,93 Triệu/m²
112 m²
Đ. Vũ Xuân Thiều, P. Sài Đồng, Q. Long Biên, Tp. Hà Nội

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Diễn đàn Đô thị trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi diendandothi.kinhtedothi.vn
X