Thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị quan trọng
Mới đây, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã chính thức khai mạc. Với chủ đề "Cộng đồng các dân tộc Thành phố Hà Nội đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập, phát triển", đại hội là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô. Đồng thời, khẳng định sự quan tâm của thành phố trong việc chăm lo mọi mặt đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát biểu tại Đại hội, Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho biết, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở 30/30 quận, huyện, thị xã của thành phố với trên 107.847 người thuộc 50/53 thành phần dân tộc thiểu số, chiếm 1,3% dân số.
Thời gian qua, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 10%; thu nhập bình quân đầu người khoảng 65 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 70 triệu đồng/người/năm.
Trong giai đoạn 2019-2024, Hà Nội đã phân bổ hơn 5.000 tỷ đồng để phát triển các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, triển khai hơn 265 dự án trọng điểm nhằm xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm y tế, và khu vui chơi thể thao. Đồng thời, hơn 8.000 tỷ đồng đã được ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội để hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo tại vùng dân tộc đã giảm mạnh và người dân tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội.
Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông nêu ra 4 định hướng lớn cần thực hiện trong thời gian tới, bao gồm khai thác tiềm năng phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Phát biểu đáp từ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Y Thông, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị Đại hội nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh các ngành, các cấp cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách dân tộc và coi đây là nhiệm vụ chính trị chiến lược lâu dài. Đặc biệt, các địa phương cần chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn bản sắc văn hóa và phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ Đại hội, nhiều cá nhân và tập thể có đóng góp xuất sắc trong công tác dân tộc đã được trao tặng bằng khen từ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Buổi lễ đã khép lại với cam kết phát huy sức mạnh đại đoàn kết, đoàn kết xây dựng một Thủ đô giàu đẹp, văn minh, và phát triển bền vững cho mọi cộng đồng dân tộc.
Đề xuất quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt
Đà Nẵng hộ trợ xây mới, sửa chữa nhà cho người có công với cách mạng
Hà Nội gỡ “nút thắt” trong giải ngân vốn đầu tư công
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho vay ưu đãi nhà ở xã hội
Đề xuất đánh thuế mua bán bất động sản theo thời gian sở hữu
Ba dự án cầu Tứ Liên, Ngọc Hồi, Trần Hưng Đạo: ưu tiên thực hiện đầu tư công trong năm 2025