Từ ngày 10/1, 3 trường hợp đăng ký thường trú bắt buộc phải lấy ý kiến chủ nhà
Trường hợp đăng ký thường trú theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú mà chỗ ở hợp pháp có nhiều hơn một chủ sở hữu thì chỉ cần ý kiến đồng ý của ít nhất một chủ sở hữu. Cụ thể, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp như Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con.
![Biểu mức thu lệ phí đăng ký cư trú được ban hành kèm theo Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định về lệ phí đăng ký thường trú.](https://mediadddt.kinhtedothi.vn/upload/userfiles/images/le-phi_10012025111426_44.jpg)
Hoặc người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ.
Một đối tượng khác là người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
Trường hợp đăng ký thường trú không thuộc điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 mà chỗ ở hợp pháp có nhiều hơn một chủ sở hữu thì khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý của các chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật.
Trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp của chủ sở hữu là người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 18 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết thì chỉ cần lấy ý kiến đồng ý của một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Việc lấy ý kiến đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định pháp luật, cha, mẹ, người giám hộ được thực hiện bằng cách ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Hoặc xác nhận nội dung đồng ý thông qua Ứng dụng định danh quốc gia – VNeID, dịch vụ công trực tuyến, cơ quan đăng ký cư trú trao đổi, lấy ý kiến trực tiếp thông qua việc kiểm tra, xác minh cư trú. Còn có thể sử dụng văn bản thể hiện ý kiến đồng ý để nộp giấy tờ cho các bên liên quan.
Hà Nội gia hạn sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại 148 Giảng Võ
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển
Công viên hồ Phùng Khoang chính thức hoạt động từ ngày 15/1
Xe ô tô chở học sinh được phép lưu thông trên cầu Chương Dương
Các cơ sở y tế ứng trực 24/24 giờ trong thời gian nghỉ Tết Ất Tỵ
Nửa tháng thực hiện Nghị định 168, tai nạn giao thông giảm mạnh ở cả 3 tiêu chí