Ưu tiên ngân sách Nhà nước cho xóa mù chữ ở người lớn
Kế hoạch nhằm bảo đảm mọi người dân đều có cơ hội công bằng, bình đẳng về việc tiếp cận giáo dục trong hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, hiện đại. Tất cả công dân trong độ tuổi quy định của pháp luật phải hoàn thành trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện.
Bên cạnh đó, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới. Phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc.
Về những mục tiêu cụ thể, đối với giáo dục mầm non, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Phấn đấu có 99,5% trẻ em mầm non đến trường được học 2 buổi/ngày. Phấn đấu 100% giáo viên mầm non đạt chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục. Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%, có trên 65% trường đạt chuẩn quốc gia.
Đối với giáo dục phổ thông, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi tiểu học đạt 99,5%, cấp THCS đạt 97%, tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên THCS đạt 99,5% và tỷ lệ chuyển cấp từ THCS lên THPT đạt 95%. Ngoài ra, phấn đấu 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.

Đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, phấn đấu xóa mù chữ cho 0,4% người lớn chưa biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi này ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 98,8%.
Bên cạnh đó, triển khai mô hình thành phố học tập trên toàn quốc, có ít nhất 50% quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận huyện/thành phố học tập. Phấn đấu có 10 đơn vị hành chính tham gia vào mạng lưới học tập toàn cầu của UNESCO.
Để hoàn thành những mục tiêu trên, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục phù hợp với nhu cầu thực tế và nhu cầu của mỗi địa phương cụ thể. Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Đồng thời, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Đẩy mạnh tuyển dụng và nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù đối với giáo viên, người tham gia dạy xóa mù chữ.
Ninh Bình: đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2025 sẽ diễn ra vào ngày 6/4
Đầu tư xây dựng cơ sở 2 Đại học Bách khoa Hà Nội tại Hưng Yên
Hà Nội thành lập Tủ sách trực tuyến cho người lao động
Quý I/2025, ngành du lịch Thủ đô ước đón 7,3 triệu lượt khách
Khám phá rừng hoa ban cổ thụ bản Nậm Cứm
Tối nay (25/3) sẽ diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025