Việt Nam lọp top 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2025
Dẫn đầu bảng “15 nền kinh tế lớn nhất Châu Á năm 2025” do trang thông tin chuyên đồ hoạ hoá thống kê Seasia Stats cung cấp là Trung Quốc với quy mô nền kinh tế vượt 19.500 tỷ USD . Nhật Bản xếp thứ 2, khoảng cách về quy mô rất xa Trung Quốc, đạt 4.400 tỷ USD. Ấn Độ xếp ngay sau với 4.300 tỷ USD.
Hàn Quốc và Indonesia nối tiếp trong danh sách này, lần lượt đạt 1.900 và 1.500 tỷ USD. Với vị trí này, Indonesia là nước có quy mô nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á , được tiếp thêm động lực tăng trưởng bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và một tầng lớp trung lưu đang phát triển.
Xếp thứ 6 là Saudi Arabia, 1.100 tỷ USD. Đài Loan (Trung Quốc) 814 tỷ USD xếp theo sau. UAE dự báo đạt 569 tỷ USD.
Năm vị trí tiếp theo là nhóm các quốc gia Đông Nam Á. Xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng châu Á, thứ 2 Đông Nam Á, là Singapore, với quy mô nền kinh tế đạt 562 tỷ USD. Ngay sau đó là Thái Lan, 545 tỷ USD.

Philippines và Việt Nam so kè hai vị trí liền kề, thứ 11 và 12, lần lượt được dự báo đạt 508 tỷ USD và 506 tỷ USD. Nói về Việt Nam, trang này bình luận, nền kinh tế Việt Nam đang nhanh chóng mở rộng, nhờ sự bùng nổ sản xuất và đầu tư nước ngoài. Còn Philippines thì “được hưởng lợi từ một lực lượng lao động trẻ và một lĩnh vực dịch vụ đang phát triển”.
Malaysia xếp thứ 13 với 488 tỷ USD, Malaysia tiếp tục phát triển thông qua ngành công nghiệp điện tử và dầu cọ.
Bangladesh và Iran giữ vị trí thứ 14 và 15 trong đồ hoạ này, lần lượt ghi nhận 482 tỷ USD và 464 tỷ USD.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2024, tăng trưởng kinh tế ước đạt trên 7% GDP (vượt mục tiêu đề ra là 6 - 6,5% GDP), thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài thấp hơn chỉ tiêu cho phép. Thị trường tiền tệ, tỉ giá cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất tiếp tục có xu hướng giảm so với năm 2023.
Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 đạt 507 tỉ USD, xếp thứ 32/193, tăng 1 bậc so với năm 2023. Chỉ rõ một số chỉ tiêu chủ yếu, trong đó tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7%, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế thực hiện kế hoạch năm 2026 và cả giai đoạn 2021-2030.
Thu hút FDI là điểm sáng của phát triển kinh tế Việt Nam. Năm 2024, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; thu hút FDI đạt 31 tỉ USD (tính đến tháng 11/2024), vốn FDI thực hiện đạt 20,4 tỉ USD, tăng 7%, cao nhất trong giai đoạn 5 năm (2020 - 2024).
Các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá tích cực về triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nhờ sự cởi mở với đầu tư nước ngoài để tiếp tục “nổi bật hơn so với các đối thủ”. Việt Nam có nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hấp dẫn FDI bằng lao động, kết nối điện và hạ tầng Logistics tốt hơn.
Năm 2025, triển vọng kinh tế Việt Nam được dự báo rất tích cực, mức tăng trưởng khoảng 6,5 - 7% GDP. FDI vào Việt Nam sẽ vẫn tăng mạnh nhờ vào vị trí chiến lược của Việt Nam, lực lượng lao động trẻ và môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện. Hoạt động thương mại xuất, nhập khẩu tiếp tục cải thiện, đặc biệt trong các ngành hàng điện tử, dệt may và nông sản. Phát triển kinh tế số được mở rộng với sự gia tăng ứng dụng các công nghệ số và thương mại điện tử.
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025): Đảng bộ Hà Nội – Tự hào truyền thống vẻ vang, vững bước tiên phong trong kỷ nguyên mới
Cả nước sẽ còn khoảng 2.000 xã, mỗi xã như một huyện nhỏ
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: tăng cường giải pháp môi trường cấp bách để phát triển bền vững Thủ đô
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
Dự kiến giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sáp nhập
Dừng bổ nhiệm cán bộ tới khi hoàn thành sắp xếp bộ máy